Cataphracts trong các nền văn minh Cataphract

Hy Lạp

Thời kỳ Hy Lạp cổ điển

Người Hy Lạp lần đầu tiên đụng độ với các cataphract khi liên minh Ionia nổi dậy chống lại sự cai trị của đế chế AchaemenidTiểu Á, dẫn đến sự thất bại hoàn toàn của liên minh này. Vài năm sau đó, các thành bang Dorianbán đảo Hy Lạp cũng đã đối đầu với lực lượng cataphract phương đông trong cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư khoảng thế kỷ V TCN do người Ba Tư phát động.

Thời kỳ Hy Lạp hóa

Đến thời kỳ Hy Lạp hóa, đế chế Seleucid_nhà nước kế tục từ Alexander Đại ĐếTây Á, đã xây dựng lực lượng cataphract của riêng họ. Vương triều này tiếp tục triển khai cataphract trong chiến tranh với Cộng hòa La Mã, nơi mà các cataphratc thể hiện một chút ít ưu thế so với bộ binh đối phương, cụ thể như trận Magnesia (190 TCN)trận Tigranocerta năm 69 TCN giữa quân đội La Mã do pháp quan Lucullus chỉ huy đối đầu với Tygranes Đại Đế của nhà Seleucid. Nhưng theo Plutarch, ảnh hưởng của cataphract đến nền quân sự thời kỳ Hy Lạp hóa vẫn rất phai nhạt, bởi vì tổ chức của họ còn sơ khai và nhiều hạn chế về mặt chiến thuật khi đối mặt với lính bộ binh có kỷ luật cao hay kị binh nhẹ.

La Mã

Thời kỳ Cộng hòa và Đế quốc La Mã

Phù điêu khắc trên cột Trajan, cataphract La Mã đánh bại lực lượng kị binh tương tự của Ba Tư

Người La Mã biết đến cataphract thông qua các cuộc chiến tranh với đế chế Seleucid và người Parthia ở Cận Đông, đặc biệt là sau khi Marcus Licinius Crassus (một đối trọng chính trị của Julius Ceasar vào cuối thời kỳ Cộng hòa) tử trận và mất 35,000 lính La Mã tại trận Carrhae chống lại các cataphract bắn cung của Parthia. Năm 38 TCN, thống chế La Mã Publius Ventidius đã sử dụng lượng lớn lính ném đá có tầm xa đánh bại cataphract Parthia khi họ cố gắng đột kích lên đỉnh đồi, giúp người La Mã thu hồi các tỉnh đã mất sau trận Carrhae. Hàng loạt các cuộc giao tranh nổ ra giữa hai đế chế trong suốt vài thế kỷ sau đó, như chiến dịch chinh phạt Parthia của Mark Antony, trận Cổng Cillicia, trận Gindarus, và cuối cùng là kết cục đẫm máu tại trận Nisibis (217), với chiến thắng quyết định cho Parthia, buộc hoàng đế La Mã lúc ấy là Macrinus buộc phải cầu hòa với đối phương. Sau thất bại tại Nisibis, cataphract đã thể hiện sự vượt trội đối với bộ binh lẫn kị binh La Mã. Đến đầu thế kỷ IV, đế quốc La Mã đã chiêu mộ một số binh đoàn đánh thuê cataphract (gọi là Notitia Dignitatum), gồm kị binh Sarmatia đến từ khu vực sông Danube, chủ yếu để đối đấu với chính các đồng hương của họ khi một số bộ lạc Sarmatia gây sức ép lên biên giới phía đông bắc của đế chế La Mã.

Tuy nhiên, lại có những ghi chép sớm nhất về sự hiện diện của kị binh cataphract (equites cataphractarii) trong hàng ngũ La Mã (theo sử gia Polybius) là dưới triều đại của hoàng đế Hadrian (117-138). Vào triều đại hoàng đế Augustus, nhà địa lý Hy Lạp Strabo coi cataphract như binh chủng đặc trưng của người Armenia, Albania và Ba Tư. Theo sử gia Ammianus Marcellinus, đơn vị cataphract tốt nhất Ba Tư (hay vệ binh Pushtigban) có thể húc đổ 2 lính bộ binh La Mã trong một lần đột kích. Cataphract bắn cung cũng phát triển như là một đối trọng của các đơn vị La Mã lúc bấy giờ đã trở nên cơ động và khéo léo hơn.

Những cuộc xung đột giữa Ba Tư Sassanid và La Mã lúc này cũng kèm theo những cuộc đối đầu cân tài cân sức giữa các cataphract phương Đông và phương Tây. Một ví von của nhà sử học Procopius, trong chiến tranh Sassanid-La Mã dưới thời Justinian I (527-565), Cataphract Ba Tư có khả năng bắn tên cực nhanh, còn các Cataphract La Mã bắn chậm hơn nhiều nhưng chính xác hơn, có thể bắn tên qua trái hay phải, bắn khi truy kích hay bắn ra sau lưng, và phát bắn rất mạnh và uy lực dù chậm.

Thời kỳ Byzantine

Theo các sử liệu còn sót lại, trận đánh cuối cùng có sự hiện diện của cataphract đế quốc Byzantine (Đông La Mã) diễn ra năm 970 và tài liệu gần đây nhất là một bản ghi chép về một đơn vị cataphract đồn trú vào năm 1001, trước khi biến mất hoàn toàn. Cataphract Byzantine bắt đầu xuống dốc vào cuối thế kỷ thứ 11, cùng lúc với sự suy sụp của vương triều Makedonia ở Byzantine. Lúc này, trước sức tấn công mãnh liệt của người Đột Quyết (Turks), gần như toàn bộ lãnh thổ Byzantine ở vùng Tiểu Á đã bị mất trắng. Điều này đồng nghĩa với việc đế quốc bị mất đi những nguồn cung ứng quan trọng về vật tư và trang bị cho những đội cataphract (nhất là nguồn ngựa giống tốt ở vùng Anatolia). Có thể cataphract đã có một sự phục hồi nhất định trong thời kỳ thịnh đạt của vuơng triều Komnenos (1081-1180),[3] nhưng rõ ràng nó đã bị các loại kỵ binh khác lấn át và không còn giữ vai trò trọng yếu như trước đây. Với lại, các đơn vị kỵ binh nặng của Byzantine lúc này chủ yếu là các Latinkon (số ít Latinikoi)_những lính đánh thuê phương Tây có phong cách chiến đấu theo kiểu Châu Âu. Hoàng đế Manuel I Komnenos (1148-1180) đã trang bị cho các đơn vị kỵ binh tinh nhuệ theo chuẩn của các hiệp sĩ Tây Âu chứ không theo truyền thống cataphract nữa.

Trung Hoa

Tượng thiết kị Trung Hoa bằng đất nung có niên đại vào thời Bắc Ngụy

Trong tiếng Trung, "cataphract" trong các văn bản cổ Trung Quốc được gọi là khải mã (kaima, 鎧馬) hay thiết kị (tieqi, 鐵騎). Học giả đầu tiên sử dụng cụm từ "cataphract" cho kị binh hạng nặng Trung QuốcChris Peers.

Lực lượng thiết kị đầu tiên xuất hiện dưới thời nhà Tần thông qua các phát kiến khảo cổ, mặc dù giáp trụ thời đó làm bằng da thú thay vì kim loại. Đến thời Tây Hán, một bản ghi chép được cho là sổ sách quân nhu của triều đình, có đề cập đến hơn 5,000 bộ giáp trụ cho ngựa chiến[4]. Thiết kị thực thụ với giáp trụ bằng kim loại cũng được áp dụng nhưng không phổ biến dưới thời Tam Quốc, vì loại kị binh này rất khó để điều khiển linh hoạt. Đến đầu thế kỷ IV, người Tiên TiLiêu NinhNội Mông bắt đầu sử dụng thiết ki một cách phổ biến, dẫn đến sự hình thành những lực lượng cataphract chính quy đầu tiên ở Đông Á trong quân đội Trung Hoa thời nhà Tấn (265-420) đến thời Nam-Bắc triều, qua đó mở ra thời hoàng kim của binh chủng này trên chiến trường Trung Nguyên. Theo Tấn thư, sau khi đánh bại được tộc Tiên Ti, tướng Thạch Lặc đã lấy được 5,000 giáp ngựa. Đến năm 316, ông lại thu gom được thêm 10,000 bộ giáp khi đánh bại tộc Thác Bạt Tiên Ti_những nhà sáng lập của vương triều Bắc Ngụy.

Thiết kị được sử dụng rộng rãi dưới triều Bắc Nguỵ, và dần dần Nam triều cũng phát triển lực lượng này. Sự phát triển trở nên phổ cập tới múc đây là hình mẫu cho quân đội Bắc Trung Quốc trong suốt thời kì này, bằng chứng là có rất nhiều tượng gốm mang hình kị binh hạng nặng được phát hiện trong các lăng mộ triều Bắc Nguỵ, Đông NguỵBắc Chu. Đối với Nam triều, do không thể tiếp cận trực tiếp với thảo nguyên như thời Hán, kị binh nói chung và thiết kị nói riêng trở thành thứ yếu trong quân đội. Trên thực tế, ngựa chỉ được vận chuyển từ Cam Túc qua Tứ Xuyên để xuống Giang Nam trong thời kì hoà hoãn giữa hai miền Nam-Bắc, nhưng con đường rất trắc trở và nguy hiểm cùng với chi phí vận chuyển khá cao nên thiết kị Nam triều tỏ ra yếu thế hơn Bắc triều cả về quân số lẫn sức chiến đấu.

Thiết kị tiếp tục được áp dụng dưới thời Tùy-Đường, nhưng lúc này dân thường không được phép sở hữu giáp trụ của ngựa, khiến việc sản xuất loại trang bị này trở thành độc quyền của triều đình. Khi loạn An-Sử nổ ra, lực lượng này tiếp tục được tất cả các phe sử dụng như binh chủng chủ chốt trong các đại chiến và tiếp tục được trọng dụng đến tận khi nhà Đường sụp đổ. Vào thời Ngũ đại-Thập quốc, thiết kị binh vẫn cho thấy tầm quan trọng. Sau đó, nhà Tống cũng tiếp tục phát triển các đơn vị thiết kị trong chiến tranh với các quốc gia láng giếng như Liêu, Tây Hạ, Kim, và ngược lại, các đế chế du mục này lại xây dựng lực lượng thiết kị riêng, điển hình như các đội ''thiết đầu ưng'' ở Kim và Tây Hạ, thậm chí chiếm ưu thế trước quân Tống nhờ các thảo nguyên cung cấp lượng cỏ tuơi dồi dào cho ngựa, cũng như sở hữu lượng lớn con giống (thảo nguyên Bắc-Trung Á được xem là nơi có nhiều ngựa nhất thế giới).

Đến thế kỷ XIII, đế quốc Mông Cổ bành trướng khắp thế giới bằng sự thống trị của kị binh nhẹ bắn cung, để rồi khi nhà Nguyên, quốc gia kế tục của họ thống nhất Trung Quốc, lực lượng cataphract dần bị quên lãng, mặc dù vẫn được sử dụng trong biên chế quân đội Nguyên Mông. Những đội thiết kị cuối cùng ở Trung Quốc cuối cùng biến mất sau sự sụp đổ của nhà Nguyên năm 1368.

Ngoài giáp ngựa ra, áo giáp người cưỡi ngựa cũng là điểm đáng chú ý. Tựu trung, có hai loại giáp cho kị binh: Minh Quang giáp (Mingguang jia) và Lưỡng Đương giáp (Liangdiang jia). Cả hai cũng được sử dụng bởi bộ binh Bắc triều, nhưng loại đầu có lẽ chỉ được sử dụng bởi sĩ quan cấp cao. Một đặc điểm nữa đáng chú ý là cataphract Trung Hoa có một nhúm lông dài (plume) về phía sau yên ngựa. Một số học giả cho rằng đây có thể dùng làm tín hiệu liên lạc giữa các đội kị binh với nhau (thuyết này chủ yếu dựa vào mô tả trận Phì Thủy nổi tiếng).

Nhật Bản

Giáp ngựa Nhật Bản (uma yoroi)

Khoảng thế kỷ VII, ngựa chiến Nhật Bản mặc giáp thuộc lớp lamellar_loại giáp trụ thậm chí được trang bị cho ngựa của samurai sau này, được gọi là yoroi. Loại giáp samurai nguyên thủy này được làm từ các tấm vảy cá được làm bằng sắt hoặc da, gọi là kozane, được nối với nhau thành các dải nhỏ. Các dải vảy cá này được sơn mài để tránh bị nước làm rỉ sét (đối với vật liệu bằng sắt), trước khi được cố định với nhau bằng các sợi tơ hoặc da thú, tạo thành một bộ giáp ngực hoàn chỉnh (nặng đến 66 lbs).

Trong chiến đấu, cataphract Nhật Bản sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, nhưng phổ biến nhất là cung (yumi) và thương (yari và naginata). Cung yumi chủ yếu làm bằng tre, có tầm bắn từ 50-100m. Lễ hội Shinto (còn được gọi là yabusame, 流鏑馬) tổ chức các cuộc thi bắn cung trên lưng ngựa của Nhật Bản, vốn bắt nguồn từ truyền thống huấn luyện các kị sĩ trở thành cataphract kị xạ. Thương naginata được sử dụng trong đợt xung kích, không chỉ cho cataphract mà cả bộ binh nặng, vì hiệu quả vượt trội hơn sử dụng kiếm.

Việt Nam

Thời Lý-Trần

Mũ kị binh thời Trần thế kỷ XIII

Dựa trên các hiện vật giáp trụ, mũ, khiên bằng đồng của kị binh thời nhà Trần, đã có giả thiết về sự tồn tại của lực lượng thiết kị (hay còn được gọi là cataphract) ở Việt Nam dưới thời kỳ -Trần thậm chí đến nhà Hậu Lê sau này[5]. Các quân trang này có thiết kế tinh xảo và độ bền cao, giúp chúng gần như nguyên vẹn qua hàng thế kỷ, chứng tỏ chi phí gia công của chúng cực kỳ đắt đỏ. Mặt khác, binh chủng thiết kị có chế độ huấn luyện hà khắc bậc nhất, thể chất tốt nhất, tính kỉ luật cao nhất trong quân đội. Vì vậy, hầu như chỉ có lực lượng cấm quân triều đình và gia binh của các đại quý tộc phù hợp để xây dựng lực lượng thiết kị phục vụ trong chiến đấu.

Có giả thiết cho rằng, thượng tướng Trần Quang Khải của nhà Trần đã chỉ huy lực lượng thiết kị Thánh Dực quân công phá hoàn toàn đội hình kị binh Mông Cổ tại trận Chương Dương độ (1288), trước khi phá hoại căn cứ thủy quân, kho lương của họ. Giả thiết ấy là có cơ sở, vì Thánh Dực quân là lực lượng cấm vệ hộ giá hoàng gia nhà Trần. Với cương vị thượng tướng quân (chỉ đứng sau chức vụ nguyên soái của Trần Hưng Đạo), Trần Quang Khải có thể được vua Trần Nhân Tông giao cho chỉ huy lực lượng tinh nhuệ này để nhanh chóng giành chiến thắng quyết định, đoạt lại kinh thành Thăng Long. Nếu đúng như vậy, thiết kị Đại Việt trở thành là đối trọng đáng gớm nhất với kị binh Mông Cổ trên chiến trường phương nam.

Tuy nhiên, do phải chiến đấu trong tình trạng nặng nhọc, căng thẳng, nên thiết kị binh dễ dàng xuống sức hơn, đặc biệt vào những ngày hè oi ả ở Đông Nam Á, khiến cho cả kị sĩ lẫn ngựa chiến đều mệt mỏi vì mất nhiều nước. Cho nên, thiết kị chỉ phát huy hiệu quả trong các cuộc tiến công ngắn hạn có tính chất quyết định và có sự bọc lót tốt từ các phi đội kị binh nhẹ hơn.

Ngoài ra, giới nghiên cứu cho rằng giáp ngựa ở Đại Việt làm bằng tre hoặc nứa, vừa đảm bảo sự bền chắc, vừa giúp ngựa chiến có thể di chuyển dễ dàng nhờ độ đàn hồi cao hơn các loại gỗ khác.

Phục dựng thiết kỵ thời nhà Trần, dựa vào hiện vật mũ đồng và khiên

Thời Hậu Lê